Bồn cầu đặt ống thông hơi.
Ống thông hơi hầm cầu có tác dụng thoát khí ga sinh ra từ quá trình phân hủy chất thải ở dưới hầm cầu. Quá trình các chất thải phân hủy sẽ tạo ra một lướng lớn khí ga (phần lớn là khí metan và nhiều khí gây mùi ô nhiễm khác), khí này gây ra mùi hôi thối, khó chịu, và dễ gây ra nguy cơ nổ do tạo áp suất lớn. Nếu như không thoát khí ga, tuổi thọ của hầm cầu sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời, chất thải sẽ không được phân hủy hết và gây ô nhiễm cho môi trường khi thải ra đường cống ngầm.
>>Xem thêm: Bồn cầu nhà vệ sinh rút nước chậm
Ngoài ra, nếu không có ống thông hơi, khí ga sẽ thoát ra theo đường bồn cầu. Việc này gây ra tình trạng tắc bồn cầu, tạo ra bọt khí gây mùi hôi thối và kéo theo nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe của bạn và gia đình. Nếu tình trạng tệ hơn, nước cùng với chất thải khi xả nước sẽ không thể xả trôi, mà còn bị trào ngược, bắn ngược lên. Ống thông hơi hầm cầu có tác dụng rất quan trọng, nếu xảy ra tắc hoặc sai sót khi xây dựng thì sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và khó chịu cho người sử dụng là bạn.
Bồn cầu đặt ống thông hơi.
Thông thường, kích thước tiêu chuẩn của ống thông hơi là 200*200 mm hoặc ống nước có đường kính nhỏ nhất là 110 mm. Những cũng tùy theo kích thước của bể phốt mà lựa chọn kích thước ống. Không thể làm ống quá nhỏ cho một bể quá to và ngược lại. Kích thước ống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và chất lượng thoát khí thải.
Thông thường, khi lắp đặt ống thoát khí hầm cầu, bạn nên lựa chọn vị trí cao nhất trong hầm cầu để lắp đặt. Điều này sẽ tạo ra lực đẩy mạnh nhất để đẩy khí ga thoát ra ngoài. Nếu như lắp đặt quá thấp, dễ dẫn đến tình trạng khí ga không được thoát hết, hoặc khi hầm cầu đầy, sẽ bịt đường thông hơi và không thể thoát khí ga. Bạn nên xây dựng ống thải cách mặt nước ít nhất 200mm và không được đặt trong nước.
Theo nguyên tắc, ống thông hơi phải cao hơn mái nhà ít nhất 0,7 m. Đối với nhà cao tầng mà có sân thượng, không phải mái thì nên làm cao hơn gần 3 m. Điều này sẽ giúp cho khí thải thoát ra ngoài không gây ảnh hưởng tới không khí ở bên dưới bạn hít thở, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn và gia đình.
Ngoài ra, ống thông hơi phải được xây dưng tác riêng khỏi các hệ thống thông hơi khác trong nhà như ống khói, ống thông khí. Nếu như sử dụng chung, sẽ khiến cho chất lượng không khí trong nhà bạn không được đảm bảo. Khí thải sẽ không chạy đúng đường là ra ngoài nhà mà có thể chạy vào trong không gian nhà, gây mùi hôi thối và kéo theo nhiều vi khuẩn khác.
Ống thông hơi nhất định phải có chụp che mưa. Chụp này giúp cho nước mưa không tràn vào trong ống, gây tắc ống, không thể thoát được khí thải và ảnh hưởng đến chất lượng xả nước của bồn cầu. Bạn cũng nên lắp đặt ống thông hơi cách xa cửa sổ và ban công từ trên 3 m.
Bồn cầu đặt ống thông hơi.
Những hiện tượng dễ nhận thấy nhất là bồn cầu sẽ bị nghẹt, mùi hôi thối bốc ngược lên và thậm chí chất thải sẽ bị trào ngược. Khí thải không thoát ra được, sẽ bốc ngược lên trên và khiến cho nhà vệ sinh của bạn lúc nào cũng có mùi hôi thối, khó chịu. Bồn cầu xả nước bị trào ngược nước lên với những biểu hiện như nước chảy chậm, xoáy mãi không trôi, phát ra tiếng lục bục to kèm theo mùi hôi thối khó chịu và nước cùng với chất thải sẽ bị dềnh lên trên.
Với những thông tin trên, bạn có thể biết được rõ hơn những lưu ý khi đặt ống thông hơi hầm cầu. Dù không thể tự lắp đặt ống thông hơi, nhưng bạn cũng thể để ý xem ống thông hơi nhà bạn đã được lắp đặt đúng quy chuẩn chưa.